Di tích tạm định Di tích pháp định của Hồng Kông

Vào ngày 16 tháng 6 năm 1982, Cục Lập pháp Hồng Kông đã thông qua "Thảo án Điều lệ Cổ vật và Di tích (Sửa đổi) năm 1982". Theo đó, Cơ quan Cổ vật (Cục trưởng Cục Phát triển) có thể khai báo công trình đang đối mặt với nguy cơ bị phá hủy là "di tích tạm định", để tạm thời bảo vệ các tòa nhà, địa điểm có ý nghĩa lịch sử, khảo cổ hoặc cổ sinh vật học, và chờ các cơ quan chức năng cân nhắc kỹ xem có nên tuyên bố đó là di tích không. Cũng theo đó, Cơ quan Cổ vật chỉ cần tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn Cổ vật, mà không cần có sự chấp thuận của Thống đốc Hồng Kông. Tuyên bố về tình trạng "tạm định" có hiệu lực trong mười hai tháng và có thể được gia hạn. Tuy nhiên, chủ sở hữu công trình bị ảnh hưởng bởi trạng thái "tạm định" có thể được khiếu nại.[4][9]

Năm công trình kiến trúc được tuyên bố là di tích tạm định từ năm 1982 đến 2012: Giáo đường Ohel Leah (sau là Cấp I năm 1990), Tòa nhà Morrison (sau đó là di tích pháp định vào năm 2004), Jessville (sau là Cấp III), Cảnh Hiền Lý (sau đó là pháp định vào năm 2008) và Hà Đông Hoa viên (sau đó bị phá bỏ vào năm 2013).[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di tích pháp định của Hồng Kông http://microform.at/?type=hcard-rdf&url=http://vi.... http://maps.bing.com/GeoCommunity.asjx?action=retr... http://www.go2yl.com/history.asp?id=k17&lang=eng http://maps.google.com/maps?q=http://microform.at/... http://tools.tripgang.com/kml2gpx/http:%2F%2Ftools... http://www.thestandard.com.hk/news_detail.asp?pp_c... http://www.aab.gov.hk/form/AAB136-78A-chi.pdf http://www.amo.gov.hk/en/monuments.php http://www.amo.gov.hk/en/monuments_01.php http://www.amo.gov.hk/en/monuments_02.php